Bàn thờ miền nam bày trí có điểm gì nổi bật ?

Thờ cúng là nét văn hoá tâm linh không thể thiếu với mỗi người Việt dù ở vùng miền nào. Tuy nhiên, tại  mỗi vùng miền việc bày trí bàn thờ sẽ có đôi chút khác biệt gắn liền với đặc trưng văn hoá của vùng miền đó. Hãy cùng tìm hiểu bàn thờ miền nam có nét nổi bật trong cách bày trí nhé !

Bàn thờ miền nam bày trí có điểm gì nổi bật ?

Đối với những gia đình chưa có phòng thờ riêng thì bàn thờ Miền Nam vẫn là vật đẹp nhất trong nhà , thể hiện lòng thánh kính hiếu thảo của gia chủ đối với tổ tiên. Cách bài trí bàn thờ nó sẽ như thế nào có điểm gì đặc biệt so với Miền Bắc và Miền Trung.

Trên bàn thờ có để di ảnh ông bà, đồ sành sứ, “ Đông bình, Tây quả” ( bến trái bình bông, bên phải đĩa trái cây), ở giữa có lư hương đồng hoặc hình lân hí cầu, phía trước có cặp chân đèn, bát nhang, chung nước. Phía sau bàn thờ có ba bàn hình vuông hay hình chữ nhật dùng để bày đồ cúng, thường là các món ăn mà người đã khuất lúc sinh thời thích ăn. Bên cạnh đó cũng bày bát nhang, đèn dầu. Trên vách sát bàn thờ thường treo bức tranh thờ vẽ bằng màu nước trên vải bố hay tranh kiếng vẽ cảnh sơn thủy

Bàn thờ miền nam bày trí có điểm gì nổi bật ?
Bàn thờ miền nam bày trí có điểm gì nổi bật ?

Bố trí bàn thờ trong phòng khách ở trong các ngôi nhà cổ thường được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ đỏ, gỗ mật,…có trang trí ô hộc, thanh trụ chạm khắc hoặc cẩn xà cừ theo các điển tích Nhị Thập Tứ Hiếu, Tam Quốc Chí,… đa số được nghệ nhân trong vùng (Gò Công, Cần Đước, Thủ Dầu Một,…) dụng công mà rất hiếm thấy các loại tủ thờ chạm lộng chi chít cả ba mặt như kiểu miền Trung hay bàn thờ sơn son thếp vàng như ở miền Bắc.

Các mẫu bàn thờ Miền Nam các niên đại khác nhau có gì nổi bật?

Theo chiều dài lịch sử, trải qua các biến động về văn hoá thì phong cách cũng như cách chọn bàn thờ Miền Nam cũng khác nhau. Chúng ta cùng nhau khám phá phong cách chọn bàn thờ Miền Nam qua hơn 1 thập kỉ có gì nổi bật nha!

Kiểu bàn thờ Miền Nam vào những Năm 1890 do những cư dân đầu tiên của Nam Bộ đưa từ miền Trung vào. Kiểu bàn thờ này có bốn chân, có bàn nghi ở giữa, có lư hương, bộ chưng đèn. Phía trong bàn thờ Miền Nam có đặt giường thờ. Phỏng định kiểu bàn thờ này xuất hiện ở Nam Bộ vào năm 1890 khi chưa có bóng dáng đô thị hóa và tiếp cận phương Tây.

Kiểu bàn thờ Miền Nam vào những Năm 1890
Kiểu bàn thờ Miền Nam vào những Năm 1890

Bàn thờ Miền Nam khoảng năm 1910 với thiết kế nhỏ gọn hơn so với những bàn thờ năm 1890. Có thợ từ Bắc vào chạm trổ xà cừ, hoa văn chữ Hán. Cạnh bàn thờ có tranh vẽ trên kiếng với ý nghĩ to lớn nói lên ước vọng sâu xa của con người muốn vươn tới cái chân, thiện, mỹ và muốn một cuộc sống ấm no, thịnh vượng, thái bình.

Khi có sự du nhập của văn hóa phương Tây và kinh tế thị trường, ở những vùng nông thôn phát triển mạnh mẽ thì những bàn thờ Miền Nam mang yếu tố hiện đại được thể hiện rất rõ nét, đè dầu được thay bằng đèn sáp, đèn điện. Không gian thờ phụng được thu hẹp hơn(thường chỉ 2 -3m2). Bàn thờ giường được thay bằng tủ thờ cách tân theo kiểu tủ của pháp. Nhưng tuyệt nhiên cửa tủ không bao giờ mở mà chỉ mở hai của ở bên hông chỉ để cất giữ đồ thờ với ý niệm giữ ý tứ và cử chỉ tôn kính đối với tổ tiên.

Phòng thờ  của người Nam bộ
Phòng thờ của người Nam bộ

Trên đây là những gì chúng tôi biết được về phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên của con người Miền Nam những nét đẹp văn hóa đáng quý từ xưa tới nay muốn gửi tới các bạn.  Nếu bạn có nhu cầu mua những sản phẩm bàn thờ như thế này hoặc bạn có thể xem nhiều mẫu bàn thờ khác hãy liên hệ với chúng tôi qua :

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Thiết kế thi công phòng thờ | Thiết kế thi công nhà thờ họ

——————————————————————————–
Hotline: 098.6666.242

Địa chỉ: Số 2 Biệt thự 2, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Facebook: https://www.facebook.com/phongthoviet.com.vn/